Triển khai Dịch vụ bảo vệ cho Công ty PI Vina tại Khu công nghiệp Hòa Khánh

    Công ty Dịch vụ bảo vệ Thành Long là đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp cho khách hàng trên các lĩnh vực như Dịch vụ bảo vệ nhà máy xí nghiệp, dịch vụ bảo vệ Tòa nhà cơ quan công sở, dịch vụ bảo vệ trung tâm thương mại siêu thị, DỊch vụ bảo vệ khách sạn resort, dịch vụ bảo vệ công trình xây dựng ... có trụ sở trú đóng tại số 30 đường Đào Tấn quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng, là doanh nghiệp bảo vệ nhiều kinh nghiệm với hơn 1000 nhân viên bảo vệ tại các tỉnh và thành phố cả nước. Điện thoại Phòng kinh doanh 02363700833 - 0914158151

    Công ty bảo vệ Thành Long cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng đặc biệt là các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài có yêu cầu khắc khe về đội nguc nhân viên bảo vệ và đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm và trách nhiệm tại thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Bình Định, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai,...

      CÔNG TY TNHH PI VINA DANANG tọa lạc tại Lô P2, Đường số 6, KCN Hòa Khánh, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, Việt Nam. Phương án bảo vệ là một kế hoạch chi tiết do Phòng nghiệp vụ Công ty CP DVBV Thành Long Đà Nẵng xây dựng cho lực lượng bảo vệ Thành Long làm việc tại Nhà Máy, Sau đây gọi là Mục tiêu bảo vệ - Viết tắt là M.

I. MỤC ĐÍCH:

  • Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản tại Nhà máy.
  • Phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các hành vi phá hoại, trộm cắp, cướp giật, đảm bảo an toàn tài sản cho công ty
  • Phát hiện và thực hiện việc trục xuất ra khỏi Mục tiêu các đối tượng lang thang, gây rối,….

II. NHIỆM VỤ CHUNG:

Để đạt được mục đích bảo vệ nói trên, nhiệm vụ cụ thể của Bảo vệ như sau:

  • Giám sát việc thực hiện nội quy về lao động, an ninh của công ty.
  • Hướng dẫn các phương tiện giao thông (xe máy, ôtô,…) đậu đỗ đúng nơi quy định.
  • Ngăn chặn các hành vi xâm nhập trái phép, gây rối mất trật tự, trộm cắp, phá hoại tài sản.
  • Đảm bảo tất cả cửa thoát hiểm được mở ra trong thời gian làm việc.
  • Phát hiện và ngăn chặn các hành vi ảnh hưởng đến PCCC và mỹ quan của công ty, tiết kiệm điện, nước, sử dụng thiết bị đúng công suất.
  • Tất cả các nhân viên bảo vệ trong khi làm nhiệm vụ đều phải lịch sự, tận tình, nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, nỗ lực trong tăng cường quan sát và bao quát được tình hình.
  • Thực hiện chế độ báo cáo cho Phòng Tổ Chức Hành Chính và kiến nghị giải quyết nhanh các vấn đề liên quan đến an toàn mục tiêu.

III. QUY TRÌNH LÀM VIỆC

Quy trình làm việc của Nhân viên bảo vệ:

  • Đến giờ làm việc, nhân viên bảo vệ của Công ty Thành Long có mặt tại Mục tiêu. Mặc đồng phục gọn gàng lịch sự, tác phong, tư thế chuẩn mực, chuẩn bị tiếp nhận công việc.
  • Cùng với nhân viên bảo vệ của ca trước kiểm tra an ninh an toàn xung quanh mục tiêu bao gồm cửa được niêm phong, hệ thống điện, nước, …. Các loại tài sản có bàn giao hoặc không được bàn giao phải được ghi chép đầy đủ rõ ràng bằng biên bản.
  • Kiểm tra tình trạng niêm phong, khóa của các cửa trong nhà máy. Sau khi khóa/ mở cửa phải để chìa khóa vào tủ chìa khóa và khóa/ niêm phong lại.
  • Kiểm tra tài sản phương tiện làm việc, tài sản còn nguyên vẹn thì tiến hành bàn giao. Nếu kiểm tra phát hiện có dấu hiệu bất thường thì lập biên bản ghi chú rõ các điểm bất thường đó, có ký nhận đầy đủ khi bàn giao
  • Khi nhân viên của chủ quản đến mục tiêu, bảo vệ mở cửa, phát thẻ xe, hướng dẫn đưa xe vào bãi.
  • Kiểm tra kho, hành lang, các khu vực trong nhà máy; quản lý khách, xe ra vào nhà máy
  • Quản lý trang thiết bị, ghi chép sổ sách chặt chẽ, chính xác, tất cả sắp xếp gọn gàng và có khoa học.
  • Nắm bắt tình hình & báo cáo cho người có thẩm quyền khi họ cần biết.
  • Bàn giao chặt chẽ cho ca sau.
  • Phụ trách mở/ tắt đèn chiếu sáng xung quanh nhà máy.
  • Chú ý công tác giữ gìn vệ sinh, môi trường trong khu vực cổng chính và phòng bảo vệ.
  • Sau giờ làm việc kiểm tra tắt hết các trang thiết bị sử dụng điện.
  • Và các nhiệm vụ khác

Nhà máy có trang bị các hệ thống máy móc phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự cho nhà máy như hệ thống báo động PCCC, báo trộm, camera, thông tin nội bộ.v.v… nên nhân viên bảo vệ phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hệ thống, phải có chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết và xử lý được các hệ thống trên dựa trên khả năng và quyền hạn của nhân viên bảo vệ.

IV. NHIỆM VỤ TỪNG VỊ TRÍ

a. Đối với tài sản và an ninh tại khu vực cổng chính:

  • Giám sát tình hình an ninh trật tự toàn bộ khu vực cổng chính vào nhà máy. Đảm bảo công chính luôn được thông thoáng, không để các hiện tượng tụ tập buôn bán, tập trung nhiều người hoặc đậu đỗ xe gây ách tắc giao thông.
  • Bảo vệ tài sản Công ty tại khu vực cổng chính: Bảng hiệu, đèn chiếu sáng, camera...
  • Tắt mở hệ thống chiếu sáng tại khu vực này theo quy định của Công ty.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của các phương tiện, dụng cụ PCCC tại khu vực cổng.
  • Vị trí S1 kiểm tra, theo dõi tình hình an ninh an toàn của công ty thông qua màn hình camera; vị trí S2 thực hiện kiểm tra an ninh ở khu vực cổng và các trường hợp ra/ vào nhà máy.
  • Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những tình huống khẩn cấp như: Đột nhập phá hoại, trộm cắp, gây rối, cháy nỗ.... gây thiệt hại, hư hỏng, thất thoát tài sản của Công ty.
  • Trả lời điện thoại, nhận và phát các loại bưu phẩm, thư từ, báo chí...
  1. Đối với khách vào nhà máy làm việc hoặc tham quan:

Khi có khách muốn vào nhà máy, bảo vệ ở phải yêu cầu khách xuất trình CMND (Hộ chiếu đối với người nước ngoài) hoặc giấy hẹn (nếu có) để kiểm tra đối chiếu, đăng ký. Sau khi ghi lại số CMND/ Hộ chiếu vào số theo dõi thì phải trả lại ngay, không được giữ bất cứ giấy tờ tùy thân nào của khách.

Trong trường hợp bộ phận Hành chính không thông báo trước, nhân viên bảo vệ phải liên lạc với bộ phận liên quan để xác định khách có được vào nhà máy hay không.

  • Trước khi cho phép khách vào nhà máy nhân viên bảo vệ làm các thủ tục đăng ký, phát thẻ khách, phát hướng dẫn an ninh cho khách tham quan, hướng dẫn khách nơi để xe và hướng dẫn khách vào bộ phận cần liên hệ.

Nhân viên bảo vệ kiểm tra phương tiện và hành lý mang theo của khách hàng theo đúng quy định.

  • Nhân viên bảo vệ phải hướng dẫn nội quy, nơi đậu đỗ phương tiện, phải làm phiếu ký gửi giao cho khách hàng đối với những hành lý cồng kềnh hoặc không được phép mang vào nhà máy. Khi khách ra về, nhân viên bảo vệ thu lại thẻ khách và phiếu ký gửi hành lý đồng thời trả hành lý đã gửi.
  • Đối với trường hợp người cần gặp không có mặt hoặc đang bận, nhân viên bảo vệ phải nhã nhặn thông báo với khách và yêu câu liên hệ vào dịp khác.
  1. Đối với cán bộ, công nhân viên công ty:
  • Thời điểm giờ vào ca và tan ca, nhân viên bảo vệ vị trí S1 phối hợp với vị trí tăng cường S2 thực hiện nhiệm vụ sau:
  • Giờ vào ca:
  • Kiểm tra việc mặc đồng phục và đeo bảng tên của công nhân viên Công ty.

+ Kiểm tra túi xách: Không cho phép bất cứ trường hợp nào mang thức ăn, đồ uống có màu vào bên trong khu vực sản xuất. Vật dụng cá nhân mang theo phải được để trong túi nilon trong suốt nhìn thấy được.

Những công nhân viên không thực hiện đúng quy định, bảo vệ ghi tên lại và báo cáo đến người có trách nhiệm giải quyết.

+ Ghi và phát vé xe đối với phương tiện của cán bộ công nhân viên. Yêu cầu mọi người vào cổng tuần tự, không chen lấn, tránh gây ùn tắc tại cổng.

* Giờ tan ca:

+ Kiểm tra công nhân viên Công ty trước khi ra khỏi cổng (kiểm tra đối với các trường hợp có biểu hiện nghi vấn): kiểm tra túi xách, cốp xe,.

+ Kiểm tra và thu lại vé xe.

Nếu phát hiện các trường hợp trộm cắp, tài sản của nhà máy, bảo vệ lập biên bản, tạm giữ người và tang vật và báo cáo ngay đến người có thẩm quyền giải quyết.

  • Khi công nhân viên ra / vào nhà máy không đúng thời gian quy định phải có giấy phép của người có thẩm quyền ký thì bảo vệ mới giải quyết, đồng thời bảo vệ phải ghi chép thông tin đầy đủ.
  • Vào những ngày nhà máy không hoạt động (Lễ, Tết, ngày nghỉ) nhân viên bảo vệ tuyệt đối không giải quyết bất cứ trường hợp nào vào nhà máy nếu không có thông báo hoặc giấy phép có chữ ký của người có thẩm quyền của nhà máy.

d. Đối với công nhân nhà thầu phụ:

  • Trong trường hợp nhà máy thuê công nhân thầu phụ tới để thực hiện các công việc cho nhà máy (sửa chữa, bảo trì,…) thì người phụ trách số công nhân thầu phụ này phải cung cấp cho nhân viên bảo vệ danh sách với đầy đủ các thông tin (họ và tên, năm sinh, nguyên quán, tạm trú, CMND của từng người). Đăng ký khu vực làm việc và phạm vi hoạt động.
  • Người phụ trách công nhân thầu phụ phải làm thủ tục đăng ký tạm nhập số lượng vật tư, dụng cụ... mang vào nhà máy để nhân viên bảo vệ kiểm tra, xác nhận.
  • Khi công nhân thầu phụ hết giờ làm việc ra về, nhân viên bảo vệ kiểm tra người, túi xách, cốp xe khi ra cổng. Kiếm tra lại số vật tư, dụng cụ... khi mang ra, nếu phát hiện có sự sai lệch về số lượng, chủng loại, nhân viên bảo vệ tiến hành lập biên bản, thu giữ tang vật và báo cáo ngay với đơn vị chủ quản để có hướng giải quyết.
  • Vị trí S1 thông báo cho các vị trí tuần tra biết khu vực làm việc của công nhân thầu phụ để theo dõi.
  • Công nhân thầu phụ khi ra về phải qua công tác kiểm tra bằng máy rà kim loại.

e. Đối với phương tiện của cán bộ công nhân viên, khách thăm, công nhân thầu phụ:

  • Đối với phương tiện 02 bánh của cán bộ công nhân viên Công ty, nhân viên bảo vệ phải tiến hành ghi và phát vé xe trước khi vào nhà xe.
  • Khi chủ phương tiện lấy xe ra, nhân viên bảo vệ phải kiểm tra thẻ xe và xe trước khi cho ra khỏi công ty. Trong trường hợp chủ phương tiện xe máy mất thẻ xe, nhân viên bảo vệ yêu cầu chủ phương tiện xuất trình giấy chứng nhận đăng ký xe và CMND của mình. Nếu thấy đủ cơ sở chứng minh là chủ sở hữu của xe, nhân viên bảo vệ lập biên bản sự việc và bàn giao phương tiện cho chủ xe. Trường hợp không đủ căn cứ xác định là chủ của phương tiện phải lập biên bản sự việc và tạm giữ xe, chờ khi có đủ cơ sở chứng minh mới giải quyết. Trường hợp chủ phương tiện xe đạp bị mất thẻ xe, nhân viên bảo vệ tiến hành lập biên bản sự việc và chờ đến khi mọi người đã lấy hết phương tiện ở bãi xe sẽ giải quyết. Các tình huống này phải được ghi chép đầy đủ vào số trực để tiện cho việc theo dõi.
  • Đối với xe ô tô của nhà máy và khách khi ra vào qua cổng, nhân viên bảo vệ phải tiến hành ghỉ chép cụ thể thời gian ra vào, số người trên xe, nhắc nhở lái xe đậu đỗ đúng nơi quy định.

f.     Đối với phương tiện vận tải ra vào nhà máy để xuất, nhập hàng hoá:

  • Khi các phương tiện vào nhà máy thực hiện công tác xuất, nhập hàng hoá, nguyên vật liệu, phế liệu, rác thải. Vị trí S2 yêu cầu dừng xe trước cổng, kiểm tra các giấy tờ liên quan, thông báo với bộ phận xuất nhập hàng, nếu được sự đồng ý của bộ phận này, thì hướng dẫn phương tiện vào đúng khu vực để tiến hành kiểm tra xe. Nếu không có vấn đề thì cho phép xe vào khu vực xuất/ nhập, nếu có vấn đề thì tiến hành lập biên bản và không cho phép xe vào khu vực xuất/ nhập và thông báo tới quản lý nhà máy để giải quyết.
  • Khi xe trở ra, vị trí S2 kiểm tra xe, kiểm tra đối chiếu hoá đơn chứng từ và đúng chữ ký của người có thẩm quyền trên phiếu xuất mới cho phép phương tiện ra khỏi cổng.
  1. Kiểm soát chìa khoá:
  • Lưu giữ, niêm phong tất cả các chìa khóa của nhà máy tại tủ chìa khoá đặt tại phòng bảo vệ.
  • Chìa khoá khi giao nhận phải được bàn giao cụ thể, và có chữ ký xác nhận của bên giao và bên nhận.
  • Trong trường hợp khẩn cấp nhân viên bảo vệ phải nhanh chóng phân loại khoá, khu vực sử dụng chìa khoá. Sau khi sự cố được giải quyết thì chìa khoá phải trả lại vị trí cũ, niêm phong và có chữ ký xác nhận của bên giao, bên nhận hoặc người làm chứng.
  1. Niêm phong:
  • Sau khi cán bộ công nhân viên nhà máy đã ra về hết, vị trí S2 cùng với đại diện nhà máy kiểm tra các hệ thống cửa, điện chiếu sáng, nước và tiến hành cùng niêm phong toàn bộ hệ thống cửa nhà máy.
  • Niêm phong sẽ được bàn giao lại vào đầu giờ làm việc ngày hôm sau. Việc giao nhận niêm phong phải có chữ ký xác nhận của người giao và nhận niêm phong.
  • Trong các trường hợp cấp thiết khi có sự cố trong khu vực nhà máy, bảo vệ thông báo đến người có trách nhiệm của đơn vị chủ quản đồng thời nhanh chóng tháo gỡ niêm phong để thực hiện các biện pháp cứu chữa. Sau khi sự cố được khắc phục, bảo vệ cùng với đơn vị chủ quản niêm phong lại. Việc tháo gỡ và niêm phong lại phải có chữ ký xác nhận của các bên tham gia.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.       Phòng nghiệp vụ bảo vệ:

  • Tổ chức nghiên cứu kỹ về các nội quy, quy định của Công ty TNHH PI VINA DANANG
  • Lập phương án bảo vệ cho tiết, phổ biến phương án bảo vệ chi tiết cho tất cả nhân viên sẽ làm việc tại Khu vực mình quản lý.
  • Tổ chức chỉ huy đôn đốc các nhân viên làm việc, nêu những phương án cụ thể trong thời điểm cần thiết.
  • Kiểm tra tất cả các nhân viên đang làm nhiệm vụ về khả năng nắm nội dung nhiệm vụ cụ thể của vị trí và nhiệm vụ chung của mục tiêu theo phương án.
  • Liên hệ thường xuyên với người đại diện chủ quản giám sát về bảo vệ, kịp thời nắm thông tin về chất lượng bảo vệ, diễn biến đặc thù mới của kế hoạch đề ra và biện pháp kịp thời.
  • 2.       Đội trưởng mục tiêu

  • Triển khai phương án bảo vệ chi tiết đến từng nhân viên trong đội.
  • Thường xuyên kiểm tra đôn đốc và hướng dẫn nhân viên thực hiện nhiệm vụ nghiêm chỉnh như phương án đề ra. Kịp thời phát hiện những sai sót báo cáo cho phòng Bảo vệ để thay đổi bổ sung cho phù hợp.
  • Họp định kỳ kiểm điểm đánh giá việc thực hiện phương án và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi nhân viên.
  • 3.       Nhân viên bảo vệ:

  • Nắm chắc nội dung phương án bảo vệ, nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí, các quy định và thông báo của cấp trên, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao.
  • Công ty bảo vệ